dcsimg

Magnolia conifera ( French )

provided by wikipedia FR
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Auteurs et éditeurs de Wikipedia
original
visit source
partner site
wikipedia FR

Magnolia conifera: Brief Summary ( French )

provided by wikipedia FR

Magnolia conifera est une espèce d'arbres de la famille des Magnoliaceae.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Auteurs et éditeurs de Wikipedia
original
visit source
partner site
wikipedia FR

Magnolia conifera ( Romanian; Moldavian; Moldovan )

provided by wikipedia RO

Magnolia conifera[1] este o specie de plante din genul Magnolia, familia Magnoliaceae. A fost descrisă pentru prima dată de James Edgar Dandy, și a primit numele actual de la Venkatachalam Sampath Kumar.[2][3]

Subspecii

Această specie cuprinde următoarele subspecii:[2]

  • M. c. chingii
  • M. c. conifera

Referințe

  1. ^ V.S.Kumar, 2006 In: Kew Bull. 61: 183
  2. ^ a b Roskov Y., Kunze T., Orrell T., Abucay L., Paglinawan L., Culham A., Bailly N., Kirk P., Bourgoin T., Baillargeon G., Decock W., De Wever A., Didžiulis V. (ed) (2014). „Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2014 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Accesat în 26 mai 2014.Mentenanță CS1: Nume multiple: lista autorilor (link) Mentenanță CS1: Text în plus: lista autorilor (link)
  3. ^ WCSP: World Checklist of Selected Plant Families


Legături externe

Wikispecies
Wikispecies conține informații legate de Magnolia conifera
Dahlia redoute.JPG Acest articol despre o plantă este un ciot. Puteți ajuta Wikipedia prin completarea lui.
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia autori și editori
original
visit source
partner site
wikipedia RO

Magnolia conifera: Brief Summary ( Romanian; Moldavian; Moldovan )

provided by wikipedia RO

Magnolia conifera este o specie de plante din genul Magnolia, familia Magnoliaceae. A fost descrisă pentru prima dată de James Edgar Dandy, și a primit numele actual de la Venkatachalam Sampath Kumar.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia autori și editori
original
visit source
partner site
wikipedia RO

Magnolia conifera ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
Xem thêm: MỡVàng tâm

Magnolia conifera là một loài thực vật có hoa trong họ Magnoliaceae. Loài này được (Dandy) V.S.Kumar mô tả khoa học lại lần gần nhất được công nhận năm 2006[3]. Trước đó, năm 1930, loài này được nhà thực vật học Dandy mô tả lần đầu với tên gọi Manglietia conifera (phần thứ 2 trong tên gọi -conifera có nghĩa là hình chóp nón).

Danh pháp và phân loại

Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1930 với danh pháp khoa học là Manglietia conifera[4], nhưng những nghiên cứu phân tử và hình thái gần đây xếp chi Manglietia gộp vào chi Magnolia, do vậy loài được mô tả lại và công nhận với danh pháp khoa học chính thức là Magnolia conifera vào năm 2006[5]. Tuy nhiên một số nhà thực vật học Trung Quốc vẫn giữ quan điểm xem chi Manglietia là độc lập và muốn giữ nguyên danh pháp Manglietia conifera[6].

Loài này cũng có hai thứ/ giống (phân loại dưới loài) được công nhận[7]:

  • Magnolia conifera var. chingii
  • Magnolia conifera var. conifera

Tên địa phương ở Việt Nam

Năm 1917 nhà thực vật học Donnat ghi nhận qua điều tra thực tế ở Nghệ An tên gọi Cơn vàng tâm (từ cơn theo phương ngữ Nghệ Tĩnh có nghĩa là cây), còn tiếng Mường là Cỏ chà lửng.[8]

Năm 1918 nhà thực vật học Fleury F. ghi nhận qua điều tra thực tế ở Ba Vì tên gọi Vang tâm, còn tiếng Mán là Hông hit.[9]

Đến thời điểm năm 2014 trong các tài liệu liên quan tới tên bản địa của loài này của tiếng Việt có xuất hiện hai hướng sử dụng khác nhau là mỡvàng tâm, hai tên gọi này chưa bao giờ tồn tại chung trong một tài liệu liên quan. Theo Phạm Hoàng Hộ thì loài này cũng được gọi tên là vàng tâm.[9][10] Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, và nhiều nhà khoa học khác gọi tên loài này là mỡ.[11][12][13][14][15]

Đặc điểm

Cây gỗ cao tới 20m. Thân đơn trục thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ. Tán có hình tháp. Vỏ nhẵn màu xám xanh, không nứt, nhiều lỗ bì tròn; lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ. Cành non xanh nhạt gần thẳng góc với thân chính. Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành. Lá đơn nguyên mọc cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần; phiến lá dài 12–15 cm, rộng 2–6 cm, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ, có từ 12-15 cặp gân phụ. Cuống lá có vết lõm ở gốc dài bằng 1/5 cuống lá, cuống dài khoảng 2–3 cm, mảnh. Hoa lớn, dài 6–8 cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 hoặc 11 cánh, màu trắng, xếp xoắn thành 3 lớp; lớp ngoài cùng 3 cánh mỏng phớt xanh nhạt, cánh tràng hình ê-lip cao 4–5 cm rộng 2,5-2,8 cm, đỉnh tròn; lớp cánh tràng ở giữa hình trứng hoặc e-lip, dày hơn cánh tràng lớp ngoài cùng, cánh tràng cao 5-5,5 cm, rộng 2,5–3 cm; lớp cánh tràng bên trong cùng màu trắng, có thể có 3-4 cánh tràng, cánh tràng cao 4-4,5 cm rộng 1,5–2 cm. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ, mỗi nhị cao 1,5–2 cm, bao phấn khoảng 0,8-0,9 cm. Bầu nhụy nổi lên, cao 1,5–2 cm; nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng. Quả đại kép hình trứng hoặc hình trụ. Mùa hoa vào tháng 4-6, mùa quả tháng 9-10[6].

Sinh thái và phân bố

Loài này có sinh thái tự nhiên trong rừng thường xanh hỗn hợp ở các đồi đất hoặc nơi ẩm ướt trong thung lũng[1]. Ở Trung Quốc đã ghi nhận xuất hiện dạng sống hoang dã ở biên độ cao 700 – 1300 m[6]. Phạm vi địa lý phân bổ chủ yếu ở Việt Nam (Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng) và miền Nam Trung Hoa (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam).

Ứng dụng

Ở Trung Quốc ghi nhận loài này có thể dùng trong y học, trồng làm cây cảnh ở nơi có điều kiện sinh thái phù hợp[6], lấy gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ nội thất[1].

Tranh cãi xã hội

Một số tên bản địa và cả danh pháp khoa học đồng nghĩa của loài cây này có được nhắc đến trong các tranh cãi thu hút dư luận xã hội Việt Nam, đặc biệt trong vụ quyết định của Hà Nội về việc thay thế 6700 cây xanh.[16][17][18]

Chú thích

  1. ^ a ă â Khela S. (2014). Magnolia conifera. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2014.3. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
  2. ^ Magnolia conifera (Dandy) V.S.Kumar — The Plant List”. Truy cập 21 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ The Plant List (2010). Magnolia conifera. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ “World Checklist of Selected Plant Families: Royal Botanic Gardens, Kew”. Truy cập 2 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ “World Checklist of Selected Plant Families: Royal Botanic Gardens, Kew”. Truy cập 2 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ a ă â b Manglietia conifera in Flora of China @ efloras.org
  7. ^ “Catalogue of Life”. Truy cập 2 tháng 4 năm 2015.
  8. ^ Spécimen - Magnolia conifera (Dandy) V.S.Kumar
  9. ^ a ă Spécimen - Magnolia conifera (Dandy) V.S.Kumar
  10. ^ Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – An Illustrated Flora of Vietnam, 2003. Tập 1: 230-232. Nhà xuất bản Trẻ
  11. ^ Mục 2629, trang 101, Tên cây rừng Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2000; Biên soạn bởi nhóm 30 tác giả đầu ngành phân loại thực vật Việt Nam thực hiện dự án của Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng dịch vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
  12. ^ Cây Mỡ - Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
  13. ^ “Quyết định 4961/QĐ”. Truy cập 2 tháng 4 năm 2015.
  14. ^ Kỹ thuật trồng mỡ
  15. ^ Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Võ Văn Chi, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, với tên khoa học là Manglietia conifera, trang 356
  16. ^ “Gỗ mỡ hay vàng tâm trên đường phố Hà Nội? - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 2 tháng 4 năm 2015.
  17. ^ “Chuyên gia phản bác ý kiến của Hà Nội về cây vàng tâm - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 2 tháng 4 năm 2015.
  18. ^ “Hà Nội trồng nhầm gỗ mỡ thay vì vàng tâm?”. Báo điện tử Dân Trí. 21 tháng 3 năm 2015. Truy cập 2 tháng 4 năm 2015.

Liên kết ngoài

 src= Wikispecies có thông tin sinh học về Magnolia conifera
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Magnolia conifera: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
Xem thêm: MỡVàng tâm

Magnolia conifera là một loài thực vật có hoa trong họ Magnoliaceae. Loài này được (Dandy) V.S.Kumar mô tả khoa học lại lần gần nhất được công nhận năm 2006. Trước đó, năm 1930, loài này được nhà thực vật học Dandy mô tả lần đầu với tên gọi Manglietia conifera (phần thứ 2 trong tên gọi -conifera có nghĩa là hình chóp nón).

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI