dcsimg
Image of Long-style stilt mangrove
Creatures » » Plants » » Dicotyledons »

Red Mangrove Family

Rhizophoraceae

Họ Đước ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
Đối với các định nghĩa khác, xem Đước (định hướng).

Họ Đước (danh pháp khoa học: Rhizophoraceae) là một họ bao gồm một số loài thực vật có hoa dạng cây thân gỗ hay cây bụi ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Trong số này được biết đến nhiều nhất có lẽ là các loài đước trong chi Rhizophora. Họ này chứa khoảng 120-150 loài, phân bố trong 16 chi, phần lớn là bản địa Cựu thế giới.

Chúng là các dạng cây thân gỗ với các lá mọc đối hay vòng (nhưng không chéo chữ thập), với các hoa thụ phấn nhờ côn trùng có các đĩa mật và thường có 5 cánh hoa. Trong hệ thống APG II họ này được đặt trong bộ Sơ ri (Malpighiales), mặc dù trong hệ thống Cronquist nó tự tạo thành bộ của chính mình, gọi là Rhizophorales.

Các loài trong họ này chủ yếu là lưỡng tính, hiếm hơn là đơn tính cùng gốc hoặc hỗn hợp đơn tính cùng gốc+lưỡng tính. Các loài đước thường có phôi mầm lớn nhưng nội nhũ nhỏ và là dạng "sinh cây con" (nghĩa là hạt nảy mầm thành cây con ngay trên cây mẹ), sau khi rời cây mẹ thì hạt đã nảy mầm trôi nổi trong nước, trụ dưới lá mầm thẳng ra và phát triển các rễ bên để cố định cây con, trong khi các loài sống trên đất liền lại không như vậy.

Phân loại

Họ này có thể phân chia thành 4 tông/nhóm là:

Phát sinh chủng loài

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Schwarzbach A. E. và Ricklefs R. E. (2000), trong phân tích của các tác giả không có dữ liệu cho hai chi ComiphytonBlepharistemma[5], nhưng nói chung chúng được xếp trong tông Macariseae, cụ thể là có qua hệ gần với Cassipourea[5]. Chi Paradrypetes không có mặt trong cây phát sinh chủng loài này, nhưng theo nghiên cứu của Kenneth J. Wurdack và Charles C. Davis (2009) thì nó có quan hệ họ hàng gần với chi Cassipourea, và như thế thuộc về họ Rhizophoraceae[1].

Rhizophoraceae

Macariseae


Sterigmapetalum






Anopyxis



Macarisia




Dactylopetalum




Cassipourea





Gynotrocheae


Carallia




Crossostylis




Gynotroches



Pellacalyx





Rhizophoreae


Bruguiera





Kandelia



Ceriops




Rhizophora






Sử dụng

Một số loài có gỗ thích hợp cho các công trình xây dựng dưới nước hoặc để làm cọc, cột. Tanin thu được từ vỏ cây để thuộc da. Các rừng đước ngập mặn tạo thành một phần của hệ sinh thái đất ngập mặn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và đa dạng hóa của động vật thân mềm.

Ghi chú

 src= Wikispecies có thông tin sinh học về Họ Đước  src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Đước
  1. ^ a ă Kenneth J. Wurdack, Charles C. Davis, 2009. Malpighiales phylogenetics: Gaining ground on one of the most recalcitrant clades in the angiosperm tree of life, American Journal of Botany 96(8): 1551–1570
  2. ^ “Angiosperm Phylogeny Website - Rhizophoraceae”. Vườn thực vật Missouri.
  3. ^ “GRIN Taxonomy for Plants - Paradrypetes. USDA.
  4. ^ a ă â b “Cây ngập mặn” (Thông cáo báo chí). SVRVN. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  5. ^ a ă Schwarzbach A. E., Ricklefs R. E., 2000. Systematic affinities of Rhizophoraceae and Anisophylleaceae, and intergeneric relationships within Rhizophoraceae, based on chloroplast DNA, nuclear ribosomal DNA, and morphology. American J. Bot. 87(4): 547-564.

Liên kết ngoài

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Họ Đước: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
Đối với các định nghĩa khác, xem Đước (định hướng).

Họ Đước (danh pháp khoa học: Rhizophoraceae) là một họ bao gồm một số loài thực vật có hoa dạng cây thân gỗ hay cây bụi ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Trong số này được biết đến nhiều nhất có lẽ là các loài đước trong chi Rhizophora. Họ này chứa khoảng 120-150 loài, phân bố trong 16 chi, phần lớn là bản địa Cựu thế giới.

Chúng là các dạng cây thân gỗ với các lá mọc đối hay vòng (nhưng không chéo chữ thập), với các hoa thụ phấn nhờ côn trùng có các đĩa mật và thường có 5 cánh hoa. Trong hệ thống APG II họ này được đặt trong bộ Sơ ri (Malpighiales), mặc dù trong hệ thống Cronquist nó tự tạo thành bộ của chính mình, gọi là Rhizophorales.

Các loài trong họ này chủ yếu là lưỡng tính, hiếm hơn là đơn tính cùng gốc hoặc hỗn hợp đơn tính cùng gốc+lưỡng tính. Các loài đước thường có phôi mầm lớn nhưng nội nhũ nhỏ và là dạng "sinh cây con" (nghĩa là hạt nảy mầm thành cây con ngay trên cây mẹ), sau khi rời cây mẹ thì hạt đã nảy mầm trôi nổi trong nước, trụ dưới lá mầm thẳng ra và phát triển các rễ bên để cố định cây con, trong khi các loài sống trên đất liền lại không như vậy.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI